11 đội tham gia giải bóng chuyền các CLB nam, nữ tỉnh Bình Định
"Xin chào các bạn trẻ, tôi là Liang Wenfeng từ DeepSeek. Tôi vừa trả lời một câu hỏi và lại nhìn thấy một câu khác, tôi không thể không trả lời tất cả vào đêm giao thừa", Liang Wenfeng, nhà sáng lập DeepSeek mở đầu bài chia sẻ vào thời khắc chuyển giao năm mới, hôm 29.1.Dù được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ như "niềm tự hào của Trung Quốc", "người vẽ lại bản đồ AI toàn cầu", Liang vẫn khiêm tốn nói rằng ông và đội ngũ chỉ đang đứng trên vai người khổng lồ. "Trong cộng đồng mã nguồn mở, chúng tôi chỉ tinh chỉnh lại một chút và tìm cách xây dựng lại mô hình lớn của quốc gia", nhà sáng lập DeepSeek nói.Chia sẻ về điều ấn tượng nhất sau thành công của mô hình AI R1, Liang kể về việc một nhà phát triển khiếm thị đã dùng API (giao diện lập trình ứng dụng) của DeepSeek để tạo ra một ứng dụng "điều hướng bằng mùi". Ngôi sao mới nổi của Trung Quốc kể: "Khi anh ấy trình diễn cách xác định cửa hàng trên đường phố thông qua các rung động tần số khác nhau, toàn bộ khán phòng im ắng đến mức có thể nghe thấy tiếng quạt card đồ họa đang chạy. Mắt tôi nhòa đi khi thực sự hiểu rằng sự vĩ đại chưa bao giờ là một mô hình cụ thể mà nằm ở những gợn sóng thiện lành được tạo ra bởi hàng triệu người dùng bình thường".Nhà sáng lập DeepSeek nói "quyền bình đẳng về tri thức và thông tin" là động lực thúc đẩy chúng tôi mỗi ngày. "Ba năm trước, trong một nhà kho nhỏ, chúng tôi đã viết lên tấm bảng trắng về mục tiêu của nhóm: 'Hãy để trẻ em ở những ngôi làng miền núi xa xôi nhất được tiếp cận với những trợ lý AI thông minh như kỹ sư ở Thung lũng Silicon'", kỹ sư tuổi 40 kể. Ông nói tiếp: "Dù ước mơ này còn xa vời nhưng mỗi lần thấy những ảnh chụp màn hình về DeepSeek được mọi người chia sẻ, tôi lại thấy tất cả số tóc trên đầu đã rụng đều xứng đáng".Khi DeepSeek gây sốc khắp thế giới, Liang Wenfeng được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho cái gọi là sự vĩ đại của "phương Đông huyền bí". Nhưng Liang không nghĩ vậy. Ông nói: "Hãy dành những tràng pháo tay tán dương cho mọi nhà phát triển Trung Quốc - những người đang viết lại các quy tắc". Cha đẻ của DeepSeek tuyên bố họ sẵn sàng trở thành đối thủ của tất cả trong thị trường còn "hoang dã" này. Điều ông thực sự muốn làm là thắp lên ngọn lửa về sự tò mò, lòng kiên trì của các kỹ sư AI. Có lẽ trong tương lai không xa, khi robot của các startup Trung Quốc mô phỏng dáng đi của ông chủ và lưu trữ trên đám mây mới giao diện não - máy tính, chạy công cụ nhận thức của DeepSeek và sử dụng thế giới ảo được xây dựng bởi các lập trình viên Trung Quốc, thế giới sẽ chứng kiến sức mạnh phi thường của AI - những thứ tưởng chừng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng sẽ sớm vén làn sương mù, bước ra đời thật. "Cuối cùng, tôi xin bổ sung một thông tin tuyển dụng. Hoan nghênh mọi người tham gia vào đội ngũ của DeepSeek. Chúc mọi người năm mới vui vẻ và có thêm nhiều sản phẩm", Liang nói.Bài viết của Liang Wenfeng ngay lập tức được chia sẻ khắp các mạng xã hội, diễn đàn công nghệ của Trung Quốc. Nhiều người tin rằng sự thành công và cách tiếp cận khác biệt của DeepSeek sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, có thể định vị lại bản đồ công nghệ toàn cầu, thách thức vị thế của phương Tây nói chung, nước Mỹ và Thung lũng Silicon nói riêng trong kỷ nguyên mới.Mì SiuKay làm mưa làm gió trong mùa Halloween với phiên bản giới hạn X2 ớt
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết.Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế..."Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.
Công trình ngổn ngang kéo dài
Hoàng Ly Na (19 tuổi, trú TP.Huế) đến chùa Từ Hiếu từ rất sớm, cùng nhóm bạn vui vẻ chụp ảnh dưới những hàng thông reo, hồ nước hay góc tường rêu phong của chùa. Cảnh vật, không gian và âm thanh yên bình của ngôi cổ tự khiến nhóm bạn trẻ càng thư giãn, an yên trong những ngày cuối năm.Na cho biết, cả nhóm đã lên kế hoạch từ trước, từ việc thuê trang phục áo dài cách tân đến chọn khung giờ chụp lý tưởng để tận dụng ánh sáng tự nhiên. "Khung cảnh ở đây đậm chất cổ xưa, rất đẹp. Mình đến đây từ rất sớm nên đã chụp được rất nhiều bức ảnh ưng ý", Na nói.Ở một góc khác chị Trần Thu Hà (một du khách đến từ Quảng Nam) cũng vượt hàng trăm cây số để đến ngôi chùa này check-in để chụp ảnh Tết Nguyên đán. Chị Hà chọn cho mình phong cách hoài cổ, lấy cảm hứng từ nét đẹp phụ nữ triều Nguyễn với tà áo dài Nhật Bình để phù hợp với không gian nơi đây."Biết nhiều đến sự thơ mộng của ngôi chùa này lâu rồi nên hôm nay mình quyết định đến đây để chụp ảnh. Đây là một ngôi chùa cổ mang trong mình nét đẹp thơ mộng, yên bình, đậm chất Huế xưa. Đến đây để chụp hình ngoài khung cảnh đẹp, mình hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của chùa.Ở những không gian khác của chùa Từ Hiếu, nhiều nhóm bạn trẻ đang hào hứng chụp ảnh tết, với những câu chuyện và phong cách độc đáo. Một số đầu tư trang phục áo dài, số mang theo bó hoa tươi và các phụ kiện như quạt giấy, nón lá để làm điểm nhấn cho bộ ảnh. Điểm chung là bất cứ khi đến chùa cũng đều đi nhẹ, nói khẽ và tập trung chăm chút từng góc hình.Chia sẻ lý do khiến địa điểm này đang gây "sốt" giới trẻ, Trương Thị Ái Huyền (19 tuổi, thợ chụp ảnh ở Huế) cho rằng vì không gian ở đây cổ kính và khá rộng nên có nhiều vị trí để chụp ảnh. "Thời gian gần đây, các bạn trẻ rất thích phong cách cổ điển nên lượng khách chụp hình yêu cầu mình đến đây rất đông. Muốn cho ra một bộ ảnh xuân ưng ý, các bạn nên chọn trang phục áo dài, đi vào thời điểm buổi trưa sẽ có ánh sáng đẹp, ít người... nên việc chụp ảnh thuận tiện hơn", Huyền chia sẻ.Chùa Từ Hiếu được hình thành vào năm 1848, ngôi chùa được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất xây dựng từ thời nhà Nguyễn, sở hữu nhiều kiến trúc độc đáo với những nét kiến trúc mang đậm chất xứ Huế. Từ lúc xây dựng chùa đến bây giờ, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn luôn giữ nét tôn nghiêm, trầm mặc vốn có, trải qua biết bao thời gian. Chùa Từ Hiếu nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cung đình với sự giản dị, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng giữa khu rừng thông xanh mát bên cạnh con suối nhỏ trong vắt. Đây còn được nhiều người biết đến vì là nơi yên nghỉ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi trở về Việt Nam.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Anh em cưới vợ, dạm ngõ cùng ngày rồi đón con đầu lòng cùng ngày
Dịp ra mắt MV Hành hương trên đồi cao, Cẩm Vân cũng tiết lộ sắp tới sẽ phát hành đĩa than nhạc Trịnh, được thu âm tại Mỹ.